Tác phẩm Sử_Hy_Nhan

Có thuyết cho rằng ông là tác giả bộ Đại Việt sử lược[4].

Sử Hy Nhan là người chăm đọc kinh sách và thường đem các kinh điển trong sách giảng cho vua nghe. Ông cũng có sáng tác. Tác phẩm duy nhất còn lại của ông là bài Trảm xà kiếm phú (斬蛇劍賦 Phú Gươm chém rắn).

Với tác phẩm này, Sử Hy Nhan được coi là một trong những tác giả văn xuôi chữ Hán hiếm hoi của lịch sử văn chương Việt Nam thời kỳ đầu. Bài phú được viết theo một lối dẫn dắt vừa kể, vừa gợi, vừa bình khá hấp dẫn. Đoạn đầu lược kể và khen ngợi công nghiệp dựng nên nhà Hán của Lưu Bang với thanh gươm quý chém rắn mở đường. Kế đó, mượn lời người khác, ông lại phủ nhận ý trên, mà cho rằng: dùng nhân và hòa mà bình được thiên hạ, mới hợp, mới đúng. Qua đó, Sử Hy Nhan đã đề cao đường lối vương đạo - cai trị bằng lòng nhân ái, hòa phục, mà phê phán lối cai trị bằng bá đạo - lấy vũ lực làm phương tiện. Tư tưởng ấy của ông so với đương thời và cả trường kỳ lịch sử quả thực rất táo bạo, tiến bộ, mang đậm tính chất nhân đạo. Kết thúc bài phú, là một bài ca, Sử Hy Nhan viết:

Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lànhThánh nhân túng thế mới dùng mi, đâu phải vật quýÔi! Thánh triều ta sùng thượng văn họcThiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trịNếu có kiếm chừ, dùng đến mà chi. (1)

Cùng với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Trảm xà kiếm phú của Sử Hy Nhan đã làm cho tư tưởng vương đạo của thời Trần được biểu hiện khá đầy đủ [cần dẫn nguồn].